Chào mừng đến với Tú Ú TV

Thursday, May 23, 2019

SỜ NẶNG VÀ SỜ NHẸ

Tình trạng nhầm lẫn giữa chữ X và chữ S quá phổ biến.

Ngay cả trong sách, báo, công văn, giấy tờ… đến các biển báo

công cộng thỉnh thoảng vẫn có sự nhầm lẫn tệ hại này.

Ví dụ: Đúng ra là “THÔ SƠ” thì biển báo này lại viết là “THÔ XƠ”

Bộ GDĐT đã phải yêu cầu giáo viên giảng giải, phân biệt thật kỹ S và X

cho các em nhỏ ngay khi mới bước vào trường. Để dễ phân biệt,

giáo viên gọi S là “sờ nặng” vì phát âm nặng hơn, X là “sờ nhẹ” vì

phát âm nhẹ hơn. Các em vẫn thấy khó phân biệt giữa S và X.



Từ hình dáng của 2 chữ cái, giáo viên sáng kiến vẽ thêm vào chữ S

để thành hình 1 con chim và S được gọi là “sờ chim”,

cũng có nghĩa là “sờ nặng” . Còn chữ X, giáo viên vẽ thêm cánh

trông giống con bướm và X được gọi là “sờ bướm” ,

cũng có nghĩa là “ sờ nhẹ”.



Từ đó giáo viên bắt đầu áp dụng để các em dễ nhớ và dễ phân biệt:

GV hỏi : - Sờ chim là sờ gì ?

Các em: - Sờ chim là sờ nặng ạ !

GV hỏi : - Sờ bướm là sờ gì ?

Các em: - Sờ bướm là sờ nhẹ ạ !



GV lại viết chữ S và chữ X to lên bảng và khoang tròn chữ X.

Lúc này chữ X nằm bên trong vòng tròn còn chữ S nằm ngoài vòng tròn.



GV hỏi : - Sờ trong là sờ gì ?

Các em: - Sờ trong là sờ bướm ạ !

GV hỏi : - Sờ ngoài là sờ gì ?

Các em: - Sờ ngoài là sờ chim ạ !



Áp dụng vào các câu, từ cụ thể



- GV hỏi : - Sung sướng là sờ gì ?

Các em: - Sung sướng là sờ chim ạ !

- GV hỏi : - Xấu Xa là sờ gì ?

Các em: - Xấu Xa là sờ bướm ạ !

- GV hỏi : - Sản Xuất là sờ gì ?

Các em: - Sản Xuất là sờ cả chim, sờ cả bướm ạ !



Theo cách đó, tự các em phân biệt S và X trong mọi câu-từ khác như :



- Sẵn sàng là sờ chim

- Xa xỉ là sờ bướm

- Xuyên Suốt là sờ cả bướm , sờ cả chim

- Sâu Sắc là sờ chim

- Xinh xắn là sờ bướm

- Xuất Sắc là sờ cả bướm , sờ cả chim

- Sáng Suốt là sờ chim

- Xao Xuyến là sờ bướm

- Xài Sang là sờ cả bướm , sờ cả chim

- Lịch Sự (*) là sờ chim

- etc



Cứ thế các em phân biệt rất rõ S và X.



Tuy nhiên 1 em lại hỏi: “ Thưa thầy, bố em thường gọi thủ trưởng

là Sếp còn mẹ em thì gọi là Xếp. Vậy thủ trưởng là Sờ gì ạ ?



Thầy (suy nghĩ 1 lúc) trả lời: “ Đã là thủ trưởng rồi thì Sờ gì

mà chẳng được ! Chính vì thế mà ai cũng muốn lên làm

lãnh đạo đấy các em ạ ! ”

Related Posts:

  • SỜ NẶNG VÀ SỜ NHẸ Tình trạng nhầm lẫn giữa chữ X và chữ S quá phổ biến. Ngay cả trong sách, báo, công văn, giấy tờ… đến các biển báo công cộng thỉnh thoảng vẫn có sự nhầm lẫn tệ hại này. Ví dụ: Đúng ra là “THÔ SƠ” thì biển báo này lại viế… Read More
  • ĐẦU TO BẰNG CÁI BỒChuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch. Hồi ấy bọn trẻ thường chơi trò xước xách, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng. Trong trò chơi, Qu… Read More
  • DÊ ĐỰC CHỬA..Tiếng tăm về cầu bé thần đồng ở vùng Thanh Hóa bay đến kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thật như thế nào, bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không nộp sẽ b… Read More
  • BÍ QUYẾT LÀM VƯỜNMột người đàn bà đẹp có thú vui làm vườn, trồng hoa và cả rau trái nữa. Nhưng cái vườn của bà ta so với cái vườn của ông hàng xóm thì thua xa. Sau 1 thời gian ngần ngại, bà này đánh bạo qua bên ông hàng xóm hỏi cách săn sóc v… Read More
  • ĐẤT NỨT CON BỌ HUNG..Từ bé Quỳnh đã nổi tiếng học giỏi và đối đáp nhanh. Trong làng có ông Tú Cát rất hợm hĩnh mình, đi đâu cũng khoe mình hay chữ. Quỳnh rất ghét những loại người như vậy. Một hôm Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám trong chuồng, … Read More

0 comments:

Post a Comment